Dao tao ke toan o thanh hoa
Khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi được quy định như thế nào? Cách hạch toán ra sao? Bài viết sau đây kế toán ATC sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc nhé!
-
Khái niệm:
Theo quy định tại thông tư 200/2014/Tt-BTC, dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi“.
Lưu ý: Việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được thực hiện tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đây được coi là một khoản mục thuộc tài sản của doanh nghiệp.
-
Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Với các khoản nợ quá thời hạn giao ước mà doanh nghiệp vẫn chưa được thanh toán, mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:
2.1 Trường hợp chung
– Nợ quá hạn từ 6 tháng – 1 năm: trích lập 30%
– Nợ quá hạn 1 năm – 2 năm: trích lập 50%
– Nợ quá hạn từ 2 năm – 3 năm: Trích lập 70%
– Nợ quá hạn > 3 năm: Trích lập 100%
2.2 Trường hợp đặc biệt
Cụ thể: Với doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp bán lẻ, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
– Nợ quá hạn từ 3 tháng – 6 tháng: trích lập 30%
– Nợ quá hạn 6 tháng – 9 tháng: trích lập 50%
– Nợ quá hạn từ 9 tháng – 12 tháng: Trích lập 70%
– Nợ quá hạn > 12 tháng: Trích lập 100%
Lưu ý: Thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên;
-
Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm:
Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên, doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định (chẳng hạn như bên mua đang làm thủ tục giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn…)
-
Hồ sơ gốc chứng minh số nợ chưa thu hồi
Bộ chứng từ này bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; hoặc văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
-
Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản trích lập dự phòng, kế toán sử dụng tài khoản 229. Trong đó, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được theo dõi tại tài khoản con là tài khoản 2293. Kết cấu của TK 2293 như sau:
Bên Nợ:
+ Hoàn chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết
+ Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra
+ Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ
Bên có:
+ Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập báo cáo tài chính
-
Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
Kế toán thực hiện hạch toán trích lập, hoàn nhập các khoản phải thu khó đòi như sau:
Trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng
Tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản
- Nếu số dự phòng cần trích lập ở kỳ này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trường hợp không thu hồi được nợ, xử lý bằng cách xóa nợ
Kế toán thực hiện xóa nợ:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 2293 – Phần đã lập dự phòng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244…
Tuy nhiên, với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xoá nợ, nhưng sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,….
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Trường hợp nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận
- Nếu khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244…
- Nếu khoản phải thu quá hạn đã trích lập dự phòng, nhưng số đã trích lập không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)
Nợ TK 229 – Số đã lập dự phòng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có các TK 131, 138,128, 244…
Cuối cùng, để tránh việc không thu hồi được nợ, rất đến tổn thất tài sản cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nên có kế hoạch theo dõi nợ sát sao và đốc thúc trả nợ kịp thời.
Trên đây là quy định về trích lập phải thu khó đòi, hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Dia chi ke toan uy tin o Thanh Hoa
Trung tam ke toan hang dau tai Thanh Hoa