ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH NGHỀ

Phương pháp hạch toán nhận góp vốn liên doanh

Hoc ke toan thuc hanh o thanh hoa

Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh thì hạch toán ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

  1. Liên doanh là gì?

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở mức độ cao, trong đó các bên tham gia tự nguyện góp vốn để thành lập công ty hoặc xí nghiệp.

Qua đó, họ cùng tham gia sản xuất, quản lý, và chia lợi nhuận dựa trên thỏa thuận chung. Các chủ thể liên doanh có thể thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để tận dụng và phát huy tối đa các tiềm năng kinh tế và kỹ thuật của mình.

Hình thức hợp tác này có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, cũng như giữa các Chính phủ của các quốc gia.

Hoc ke toan thuc hanh o thanh hoa

Việc góp vốn liên doanh dựa trên các cơ sở pháp lý sau: 

  • Luật đầu tư 2020
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư
  • Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT
  • Cam kết WTO.
  1. Phương pháp hạch toán nhận góp vốn liên doanh

Phương pháp hạch toán nhận góp vốn liên doanh là quy trình kế toán ghi nhận và quản lý các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào liên doanh. Đây là công cụ quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc phân bổ lợi nhuận và chi phí giữa các bên tham gia liên doanh.

2.1 Góp vốn liên doanh bằng tiền

Góp vốn liên doanh bằng tiền, hạch toán ghi:

  • Nợ TK 222
  • Có các TK 111, 112,…

2.2 Hạch toán các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến việc đầu tư

Khi có các khoản chi phí như giao dịch, môi giới, tư vấn, kiểm toán, lệ phí, thuế và phí ngân hàng phát sinh liên quan trực tiếp đến đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, ghi:

  • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112.

2.3 Hạch toán khi các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ

Khi đầu tư bằng hàng tồn kho hoặc tài sản cố định (TSCĐ), kế toán cần ghi nhận sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với vật tư, hàng hóa hoặc giá trị còn và giá trị được đánh giá lại của tài sản do các bên tham gia định giá. Phần chênh lệch này được ghi nhận vào thu nhập khác hoặc chi phí khác. Đối với công ty liên doanh, liên kết, khi nhận tài sản từ nhà đầu tư, cần ghi tăng vốn chủ sở hữu và tài sản nhận được theo giá trị thỏa thuận.

Học kế toán tại thanh hóa Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh thì hạch toán ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để
Học kế toán ở thanh hóa
  • Nếu giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lạ

    i, kế toán ghi nhận phần chênh lệch đánh giá tăng vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có các TK 211, 213, 217 – góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư

Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)

Có TK 711 – Thu nhập khác (phần chênh lệch đánh giá tăng).

  • Nếu giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại

    , kế toán ghi nhận phần chênh lệch đánh giá giảm vào chi phí khác, ghi:

Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các TK 211, 213, 217 – góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư

Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).

2.4 Hạch toán khi nhà đầu tư mua lại phần vốn góp

Tại thời điểm mua, nhà đầu tư xác định và ghi nhận giá trị đầu tư bao gồm giá trị hợp lý của tài sản trao đổi, nợ phải trả và các công cụ vốn phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát tại công ty, cùng các chi phí liên quan.

Nếu thanh toán bằng tiền hoặc tương đương tiền, ghi:

  • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
  • Có các TK 111, 112, 121,…

Nếu thanh toán bằng phát hành cổ phiếu:

  • Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá, ghi:
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (giá trị hợp lý)
    • Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)
    • Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệch).
  • Nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá:
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (giá trị hợp lý)
    • Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệch)
    • Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá).
  • Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:
    • Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần
    • Có các TK 111, 112,…

Nếu thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ:

  • Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ đồng thời  ghi tăng thu nhập khác và đầu tư::
    • Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
    • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
    • Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
    • Có TK 711 – Thu nhập khác
    • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
  • Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hóa khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa đi trao đổi đồng thời tăng doanh thu và đầu tư:
    • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
    • Có các TK 155, 156,…
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
    • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
    • Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Nếu thanh toán bằng phát hành trái phiếu:

  • Trường hợp thanh toán Theo mệnh giá, ghi:
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (giá trị hợp lý)
    • Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.
  • Trường hợp có chiết khấu, ghi:
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (giá trị hợp lý)
    • Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu
    • Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu.
  • Trường hợp có phụ trội:
    • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (giá trị hợp lý)
    • Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu
    • Có TK 34313 – Phụ trội trái phiếu.

2.5 Hạch toán các chi phí liên quan đến hoạt động góp phát sinh trong kỳ

Khi các chi phí như lãi vay để góp vốn và các chi phí khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ như sau:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 152,…

2.6 Kế toán cổ tức và lợi nhuận được chia

Khi nhận thông báo về cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ công ty liên doanh, liên kết cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi nhận cổ tức, lợi nhuận của giai đoạn trước khi đầu tư hoặc đã sử dụng để đánh giá lại khoản đầu tư khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 138
  • Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

2.7 Hạch toán thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư

Ghi nhận giá trị thanh lý hoặc nhượng bán thu được bằng tiền hoặc tài sản, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 153, 156, 211, 213,…

Chuyển giá trị đầu tư còn lại sang đầu tư khác, ghi:

  • Nợ TK 228 – Đầu tư khác
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:

  • Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

2.8 Hạch toán chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư

Khi phát sinh chi phí thanh lý hoặc nhượng bán, ghi:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 331,…
Hoc ke toan thuc hanh o thanh hoa

2.9 Hạch toán khi đầu tư thêm để công ty liên doanh, liên kết trở thành công ty con và nắm giữ quyền kiểm soát

Ghi nhận giá trị đầu tư vào công ty con, bao gồm cả khoản đầu tư thêm và chuyển từ công ty liên doanh, liên kết, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
  • Có các TK 111, 112, 152, 153,…(Ghi nhận giá trị các khoản đầu tư thêm)
  • Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

2.10 Kế toán vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất do nhà nước giao

Khi doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với công ty nước ngoài, sau khi hoàn tất thủ tục, kế toán ghi:

  • Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
  • Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (chi tiết vốn Nhà nước).

Khi chuyển nhượng vốn góp cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Có TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh.
  • Nếu bên Việt Nam nhận thanh toán bằng tài sản khác (khi liên doanh chuyển sang thuê đất), ghi:
    • Nợ các TK 111, 112,…
    • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi chuyển nhượng phần vốn góp và chuyển sang thuê đất, công ty liên doanh cần ghi giảm quyền sử dụng đất và vốn kinh doanh tương ứng. Tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ, không tính vào vốn chủ sở hữu.

2.11 Kế toán giao dịch mua, bán giữa bên tham gia liên doanh và công ty liên doanh

Giao dịch mua, bán giữa bên tham gia liên doanh và công ty liên doanh được kế toán như giao dịch với khách hàng thông thường, trừ khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu.

Việc áp dụng các phương pháp hạch toán góp vốn liên doanh chính xác không chỉ đảm bảo sự minh bạch trong quản lý tài chính mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hợp tác và ra quyết định chiến lược hiệu quả.

Trên đây là hướng dẫn hạch toán nhận góp vốn liên doanh, kế toán ATC chúc các bạn thành thạo nghiệp vụ nhé!

Học kế toán tại thanh hóa Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh thì hạch toán ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để
Học kế toán tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan thuc hanh o thanh hoa Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn liên doanh thì hạch toán ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để biết
Hoc ke toan thuc hanh tai thanh hoa

Nơi học kế toán thực hành chất lượng tại Thanh Hóa

Địa chỉ dạy kế toán thực hành chất lượng ở Thanh Hóa

 

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo