ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH NGHỀ

Một vài tình huống về hàng bán bị trả lại

Học kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có những trường hợp phát sinh ngược làm giảm trừ doanh thu, chi phí, thuế các loại…

Hàng bán bị trả lại là một trong các trường hợp như vậy.

ATC sẽ chia sẻ cùng các bạn kế toán chi tiết về nghiệp vụ này.

Cùng theo dõi nhé!

Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Do các nguyên nhân như:

Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Tại điểm 2.8 Phụ lục 4 – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa – dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:
– Khi bán hàng: NB đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng
=> Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại … như đã thỏa thuận
=> Người mua muốn trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số hàng
Người mua ở đây có thể là công ty hoặc cá nhân, nên dưới đây Kế Toán ATC chúng ta sẽ đi xử lý từng đối tượng:

Một vài tình huống về hàng bán bị trả lại
Một vài tình huống về hàng bán bị trả lại

Một vài tình huống về hàng bán bị trả lại mà bạn có thể quan tâm:

  1. Khi mua hàng bên mua chưa nhận hóa đơn hoặc khi bán hàng bên bán chưa giao hóa đơn cho bên mua:

Theo công văn Số: 6008/TCT-CS về hướng dẫn điều chỉnh giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra của Tổng Cục Thuế ngày 29 tháng 12 năm 2017 thì:

Công ty TNHH Anh Nguyễn (Công ty) thì Công ty có ký hợp đồng chuyển nhượng (bán BĐS) cho Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Bất động sản (người mua), năm 2007, 2008 Công ty đã nhận tiền góp vốn từ người mua, năm 2014 Công ty xuất hóa đơn GTGT cho người mua nhưng không giao hóa đơn (liên 2) cho người mua mà lưu tại quyển do không liên hệ được với khách hàng.

Công ty đã kê khai nộp thuế đối với khoản tiền nhận từ khách hàng.

Tuy nhiên nay người mua không có nhu cầu mua bất động sản và đề nghị Công ty trả lại tiền theo thỏa thuận hủy hợp đồng đã ký giữa các bên.

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

=> Công ty đã xuất hóa đơn GTGT, đã kê khai nộp thuế nhưng chưa giao hóa đơn cho người mua mà lưu tại quyển,

người mua là doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ, Công ty và khách hàng (người mua)

có thóa thuận hủy hợp đồng đã ký để trả lại tiền cho người mua thì Cục thuế hướng dẫn Công ty căn cứ thỏa thuận hủy hợp đồng đã ký

giữa các bên để điều chỉnh giảm doanh thu theo quy định về việc điều chỉnh giảm doanh thu của chế độ kế toán doanh nghiệp.

  1. Hộ kinh doanh trả lại hàng có bắt buộc lập hóa đơn?

Theo Công văn số 3370/CT-TTHT ngày 18/4/2017 của Cục Thuế TP. HCM về việc lập hóa đơn

Trường hợp Công ty bán hàng hóa cho khách hàng là hộ kinh doanh, liệu khi trả lại hàng:

– Nếu hộ kinh doanh này thuộc đối tượng có sử dụng hóa đơn (doanh thu trên 100 triệu/năm) thì khi trả lại hàng hóa cho Công ty, hộ kinh doanh phải xuất hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ nguyên nhân trả lại.

Đồng thời, hai bên phải lập thêm biên bản trả lại hàng ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng hóa trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán trên biên bản bằng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn, lý do trả hàng.

Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, biên bản trả lại hàng, Công ty kê khai điều chỉnh doanh thu, tiền thuế GTGT tại kỳ lập hóa đơn trả hàng.

– Nếu hộ kinh doanh thuộc đối tượng không có sử dụng hóa đơn (doanh thu dưới 100 triệu/năm) thì khi trả lại hàng, hộ kinh doanh không phải lập hóa đơn.

Các bên chỉ cần lập biên bản trả hàng như nêu trên và Công ty (bên bán) thu hồi lại hóa đơn đã giao cho hộ kinh doanh.

Căn cứ vào biên bản trả hàng, hóa đơn thu hồi, Công ty kê khai điều chỉnh giảm doanh thu, tiền thuế GTGT.

  1. Trả lại hàng đã mua từ nội địa, DNCX cũng phải lập hóa đơn

Công văn số 1759/CT-TTHT ngày 12/1/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc lập hóa đơn khi trả lại hàng kém chất lượng cho doanh nghiệp nội địa, DNCX cũng phải lập hóa đơn trả hàng.

  1. Bên mua và bên bán có phương pháp kê khai thuế GTGT khác nhau:

* Trường hợp 1: Bên mua (bên trả lại hàng) kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ – sử dụng hóa đơn GTGT, nhưng bên bán (bên bị trả lại) kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp – Sử dụng hóa đơn bán hàng

Công văn số 94/CT-TTHT ngày 6/1/2016 của Cục Thuế TP. HCM về hóa đơn hàng hóa trả lại thì:

Khi xuất hàng hóa trả lại hàng cho bên bán, Bên mua lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán của hàng hóa trả lại,

cột thuế suất, tiền thuế GTGT không ghi, gạch chéo.

* Trường hợp 2: Bên mua (bên trả lại hàng) kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp – sử dụng hóa đơn bán hàng,

nhưng bên bán (bên bị trả lại) kê khai thuế theo phương pháp khấu – Sử dụng hóa đơn GTGT:

Theo công văn Số: 745 /CT-TTHT ngày 25/05/2015 của cục thuế Long An thì:

Căn cứ công văn số 4122/TCT-CS ngày 19/11/2012 của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế đã hướng dẫn:

người bán dùng hóa đơn mẫu 01/GTGT, khách hàng trả lại là đối tượng sử dụng hóa đơn mẫu 02/GTTT thì xử lý tương tự như trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn.

Đối với hàng bán bị trả lại từ khách là đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp Công ty thực hiện như trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn theo hướng dẫn tại công văn số 254/CT-TTHT ngày 27/02/2014 của Cục Thuế Long An gửi cho Công ty.

Biên bản trả lại hàng hóa được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng đã thu hồi làm căn cứ để Công ty lập tờ khai bổ sung, điều chỉnh thuế và hạch toán giảm doanh thu, giảm thuế GTGT đầu ra.

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Đổi hàng cũng phải lập hóa đơn “trả hàng”

Theo Công văn số 4053/CT-TTHT ngày 5/5/2017 của Cục Thuế TP. HCM về chính sách thuế

Trường hợp Công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm điện thoại, điện tử, điện lạnh…,

theo chính sách bán hàng nếu sản phẩm đã mua không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì khách hàng có thể đổi lại sản phẩm khác hoặc trả lại hàng thì khi đổi hoặc trả hàng,

người mua đều phải lập hóa đơn trả hàng theo hướng dẫn tại điểm 2.8 phụ lục IV Thông tư 39/2014/TT-BTC

Phía Công ty, nếu khách hàng đổi sản phẩm khác thì khi giao sản phẩm mới, Công ty vẫn phải lập hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định.

Nếu khách hàng trả sản phẩm để nhận lại tiền (không đổi sản phẩm khác) và Công ty có thu một khoản phí tương ứng với thời gian sử dụng sản phẩm từ lúc mua đến lúc trả hàng thì khoản thu này cũng phải xuất hóa đơn, kê khai nộp thuế GTGT (10%), thuế TNDN theo quy định.

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG  ATC

Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa

(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo