Dao tao ke toan o thanh hoa
Đăng ký thang bảng lương cần những hồ sơ, giấy tờ gì? Và thủ tục như thế nào? Mời các
bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
I/ Mức phạt cụ thể khi không xây dựng thang bảng lương đối với doanh nghiệp.
Theo điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2015, doanh nghiệp sẽ bị xử
phạt hành chính trong trường hơp không thực hiện việc xây dựng thang bảng lương và gửi về
Phòng lao động – Thương binh xã hội, cụ thể mức phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồngđối với người sử dụng lao động
không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp huyện theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000đồngđối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a)
Không xây dựng thang lương, bảng lương
, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương,
bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
- b)
Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy
địnhkhi đã có ý kiến sửa đổi,
bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
- c) Không công bố công khaitại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
- d) Không thông báo cho người lao độngbiết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
II/ Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký thang bảng lương lần đầu cho
doanh nghiệp – Biểu mẫu đính kèm.
Trước khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp lần đầu. Nếu doanh nghiệp trước đó
vẫn chưa thực hiện việc khai trình lao động lần đầu thì nên tiến hành khai trình lao động và gửi đến
Phòng Lao động Quận, Huyện trực thuộc quản lý.
III/ Những lưu ý khi xây dựng thang bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp
- Trong thời hạn 1 tháng khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực
hiện việc khai trình sử dụng lao động lần đầu đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Sở
Lao động – Thương binh và xã hội tại Quận, Huyện quản lý.
- Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Doanh nghiệp tham khảo thêm Nghị định 141/2017/NĐ-CP được ban hành ngày 07/12/2017 quy
định về mức lương tối thiểu vùng;
- Ngày lập biên bản họp thành viên phải trước ngày ra Quyết định ban hành thang, bảng lương;
- Hệ thống thang, bảng lương mà doanh nghiệp xây dựng căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp mà
chia ra các chức vụ và cấp bậc phù hợp. Trong đó, số lượng bậc doanh nghiệp thường chọn từ 5-10 bậc;
- Mức lương bậc 1 phụ thuộc vào tính chất công việc mà doanh nghiệp cân đối mức phù hợp cho người lao động;
- Mức lương từ bậc 2 trở đi để đảm bảo việc khuyến khích lao động nâng cao trình độ chuyên môn
mà tăng ít nhất 5% so với bậc trước đó. (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP);
- Lao động trí thức đã qua đào tạo hoặc lao động phải làm việc trong môi trường có chất độc hại, nguy
hiểm thì mức lương bậc 1 phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%.
Quy chế lương, thưởng và bảng tiêu chuẩn chức danh ngành nghề tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh
của doanh nghiệp mà xây dựng cho phù hợp. Biểu mẫu trên chỉ mang tính tham khảo cho doanh nghiệp
định hướng việc xây dựng quy chế lương, thưởng và có những điều chỉnh để phù hợp hơn với với đặc
trưng ngành nghề và từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách đăng ký thang bảng lương, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam day kế toan uy tin tai Thanh Hoa
Nơi dạy kế toán tại Thanh Hóa