Hoc ke toan o thanh hoa
Chi phí trả lương cho người lao động thử việc có được tính là chi phí hợp lý không?
Để hợp lý hóa chi phí này cần những giấy tờ gì? Cùng tìm hiểu cùng kế toán ATC trong bài viết dưới đây nhé!
Theo điểm i, khoản 1 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không
ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc
ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu
(2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập
trước khi trả cho cá nhân.”
Theo quy định nêu trên, tùy thuộc vào mức thu nhập của người lao động được nhận
thực tế trong thời gian học việc, thử việc để xác định việc khấu trừ thuế TNCN.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lưu ý quy định tại Luật lao động 2012 (mức lương thử việc
tối thiểu 85% mức lương chính thức) + các quy định về mức lương tối thiểu vùng để có cơ cấu
về mức lương thử việc sao cho đúng với quy định của pháp luật. Với mức lương tối thiểu vùng
năm 2017 thì toàn bộ các hợp đồng thử việc mức lương thỏa thuận không thể dưới 2 triệu đồng.
--> Năm 2017, doanh nghiệp muốn giao kết Hợp đồng lao động dưới 2 triệu đồng và
không xác định thời hạn thì phải sử dụng hợp đồng học việc.
Lưu ý đầu tiên khi xác định thu nhập chịu thuế từng trường hợp là các khoản phụ cấp trong
quá trình học việc, thử việc.
Các khoản phụ cấp (nếu có) trong quá trình học việc, thử việc dù có quá hay trong mức quy
định ko tính thuế đều được coi là thu nhập tính thuế của người lao động. Tổng thu nhập trong
quá trình làm việc được xét = thu nhập tiền lương, tiền công + phụ cấp, trợ cấp (nếu có).
Xét mức thu nhập của người lao động có 2 mức sau:
Thu nhập/ tháng dưới 2 triệu đồng:
Với mức thu nhập được trả dưới 2 triệu đồng/ tháng, người lao động KHÔNG thuộc diện
khấu trừ thuế TNCN.
Khi trả lương và tính lương này vào làm chi phí hợp lý, kế toán chỉ cần giữ lại bản photo CMTDN
hoặc CCCD của cá nhân đó kèm theo: Hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương có
chữ ký, bảng chấm công…mà không quan trọng là cá nhân đó đã có mã số thuế hay chưa có mã số thuế.
Thu nhập/ tháng cao hơn/bằng 2 triệu đồng:
Người lao động thử việc, học việc có mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng thuộc diện nộp thuế TNCN,
cá nhân, tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN 10% tổng thu nhập cả tháng trước khi chi trả
cho người lao động có cư trú, 20% đối với cá nhân không cư trú (người nước ngoài).
Người sử dụng lao động khấu trừ thuế TNCN của người lao động theo mức nêu trên, số tiền
thuế khấu trừ này được doanh nghiệp tổng hợp, kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp về
ngân sách nhà nước. Người trả thu nhập có trách nhiệm nộp đơn đề nghị cấp chứng từ khấu
trừ thuế (mẫu 07/CTKT-TNCN – ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC) để cấp cho người
lao động và đồng thời làm báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế.
Đồng thời, cá nhân cư trú có ký 2 loại hợp đồng thuộc diện khấu trừ thuế TNCN toàn phần nêu
trên thì kế toán kê vào phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN và không tick vào dấu ủy quyền quyết toán thuế.
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng nhưng trong năm doanh nghiệp ký
nhiều lần mà tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp trên 3 tháng --> dưới 12 tháng thì kế toán tính
thuế của các cá nhân này theo biểu lũy tiến từng phần cho doanh thu từng tháng.
Trường hợp cá nhân tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN:
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu
trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức
phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết 02/CK-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý về điều kiện có thể làm cam kết 02/CK-TNCN như sau:
– Hợp đồng lao động thời hạn dưới 03 tháng; (Trên 03 tháng hoặc bất kỳ loại hợp đồng khác đều
không thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN).
– Cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ nơi trả thu nhập nêu trên, tổng thu nhập ước tính
sau khi trừ gia cảnh chưa tới mức nộp thuế; (Cá nhân có nguồn thu nhập từ 02 nơi trở lên không
thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN)
– Tại thời điểm làm cam kết này, người lao động đã có mã số thuế cá nhân; (Cá nhân chưa có mã số
thuế cá nhân thì không không thuộc diện làm cam kết 02/CK-TNCN).
Bộ chứng từ đầy đủ đối với lao động thử việc, học việc như sau:
– Hợp đồng lao động (hình thức thử việc, học việc) + hồ sơ lao động.
– Bảng chấm công (với trường hợp công việc khoán theo khối lượng, sản phẩm đạt được mức thu
nhập trong tháng đó thì không nhất thiết cần bảng chấm công nhưng quy định về việc trả lương khoán
này cần được quy định chi tiết tại quy chế, quy định tại Doanh nghiệp).
– Chứng từ thanh toán (bảng lương đầy đủ chữ ký).
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn đọc về chi phí tiền lương cho người thử việc, học việc.
Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa
Trung tâm dạy kế toán tại Thanh Hóa
Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa
Dia chi day ke toan tot nhat tai Thanh Hoa