Đào tạo kế toán thực tế ở Thanh Hóa
Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.
Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!
Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là một trong những loại tài sản rất khó để xác định. Việc tính toán ra được nguyên giá của các TSCĐ vô hình này lại càng khó gấp bội. Vậy cách xác định nó như thế nào? Sau đây, Kế toán ATC xin trân trọng chia sẻ tới bạn đọc cách để xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình.
1. Tài sản cố định vô hình bao gồm những gì?
a. Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
b. Tài sản cố định thuê tài chính:
Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
– Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
c. Khái niệm nguyên giá TSCĐ vô hình
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
2. Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua sắm
Nguyên giá = (Giá mua thực tế phải trả) + (Các khoản thuế) + (Các khoản chi phí liên quan trực tiếp)
Riêng đối với trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp thì nguyên giá bằng Giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm)
3. Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi
- a. Hình thức trao đổi không tương tự hoặc với một tài sản khác
Đối với TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác thì:
Nguyên giá = (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc đem trao đổi) + (Các khoản thuế) + (Các khoản chi phí liên quan trực tiếp)
b. Với hình thức trao đổi tương tự
Đối với TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự:
Nguyên giá = (Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi)
4. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến
a. Đối với trường hợp được cấp, được biếu, được tặng
Nguyên giá = (Giá trị hợp lý ban đầu) + (Các chi phí liên quan trực tiếp)
b. Đối với trường hợp được điều chuyển đến
Nguyên giá = (Nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển)
5. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
Nguyên giá = (Các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm)
6. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
a. Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình
Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm:
– Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp (bao gồm QSDĐ có thời hạn, QSDĐ không thời hạn).
– Quyền sử dụng đất thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
b. Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình
Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:
– QSDĐ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
– Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày 01 tháng 7 năm 2014, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Thuê đất trả tiền thuê hàng năm.
c. Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất
Nguyên giá = (Toàn bộ khoản tiền chi ra để có QSDĐ hợp pháp) + (Các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất))
Hoặc được xác định:
Nguyên giá = (Giá trị QSDĐ nhận góp vốn)
d. Hạch toán đối với TSCĐ là nhà hỗn hợp
– Đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng. Theo đó, doanh nghiệp chỉ ghi nhận và trích khấu hao đối với phần giá trị tài sản (diện tích) dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính).
– Đối với trường hợp không xác định tách riêng được phần giá trị tài sản (diện tích) thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản này là TSCĐ và không được trích khấu hao theo quy định.
– Tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao tài sản đối với từng mục đích sử dụng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng theo từng mục đích sử dụng để hạch toán.
7. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Nguyên giá = (Toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các tài sản đó)
8. Nguyên giá của TSCĐ là các chương trình phần mềm
Nguyên giá = (Toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được phần mềm đó)
Trong đó:
– Các khoản thuế ở đây không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại như thuế GTGT.
– Các chi phí liên quan trực tiếp ở đây là những chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng hoặc tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
– Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc đem trao đổi được xác định sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về.
Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Thử tìm hiểu nha!
Các bạn quan tâm đến khóa học kế toán của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:
Đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
Địa chỉ học kế toán tại Thanh Hóa