Học kế toán ở thanh hóa
Chi phí tiền ăn trưa, ăn ca là chi phí mà kế toán thường gặp trong doanh nghiệp, vậy cách hạch toán khoản này như thế nào? Mời bạn tham khảo nhé!
-
Quy định về tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca
Thuế TNCN và Thuế TNDN đối với tiền ăn trưa, ăn giữa ca được xử lý như sau: Nếu doanh nghiệp tự tổ chức ăn cho nhân viên, sẽ được miễn thuế TNCN, nếu chi phụ cấp ăn uống, mức miễn thuế tối đa là 730.000 đồng/người/tháng. Về Thuế TNDN, khoản chi tiền ăn trưa phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ để được tính vào chi phí được trừ.
Căn cứ theo điểm g.5, Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về tiền ăn ca năm 2024 như sau:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.5. Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Như vậy: Thuế TNCN và thuế TNDN đối với tiền ăn trưa, ăn giữa ca được xử lý như sau:
-
Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa:
- Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn hoặc mua phiếu ăn, suất ăn cho nhân viên, thì sẽ được miễn toàn bộ nghĩa vụ thuế liên quan.
- Nếu doanh nghiệp chi phụ cấp ăn uống cho nhân viên thay vì tổ chức nấu ăn, mức miễn thuế tối đa là 730.000 đồng/người/tháng theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH.
- Nếu mức chi vượt quy định, phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
-
Thuế TNDN đối với chi phí tiền ăn ca và ăn trưa:
- Theo công văn số 66920/CT-HTr của Cục thuế Hà Nội, Thông tư số 96/2015/TT-BTC không khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động.
- Khoản chi tiền ăn trưa của công ty phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC để được tính vào chi phí được trừ.
-
Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca
Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên phụ thuộc vào hình thức doanh nghiệp chi trả. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương dưới dạng phụ cấp tiền mặt, tính hàng tháng trên bảng lương.
- Dựa vào bảng lương, khoản tiền ăn trưa, giữa ca của nhân viên được đưa vào chi phí của bộ phận tương ứng ghi nhận như sau:
- Nợ các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642
- Có TK 334 – Phải trả người lao động
- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động, ghi:
- Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
- Có các TK 111, 112,…
- Lưu ý: Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133 thì ghi nhận như sau:
- TK 622, 623, 627 thay bằng TK 154.
- TK 641 thay bằng TK 6421
- TK 642 thay bằng TK 6422
Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn hoặc suất ăn cho người lao động
- Hạch toán chi phí như sau:
- Phát sinh nợ ở các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642.
- Nợ TK 133 Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ
- Có TK 111, 112, 331
Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn bằng cách mua thực phẩm và tự chế biến.
- Trong trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật sau:
- Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn như nồi, bếp,…
- Về chứng từ: cần có hóa đơn theo quy định; nếu chi phí thực phẩm không có hóa đơn, phải lập bảng kê 01/TNDN.
- Kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642.
- Nợ TK 133 Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ
- Có TK 111, 112, 331
Trường hợp 4: Có tạm ứng tiền ăn cho người mua thực phẩm đầu tháng.
- Kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ 141
- Có 111, 112: số tiền tạm ứng
-
Cuối tháng, tổng hợp và tất toán chi phí tiền ăn như sau:
- Phát sinh nợ ở các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642.
- Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
- Có TK 111/112/331 (Số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng – Nếu có)
- Có 141: số đã tạm ứng
-
Nếu số tiền tạm ứng vượt số chi thực tế trong tháng, thì hạch toán như sau:
- Phát sinh nợ ở các tài khoản 622, 623, 627, 641, 642.
- Nợ 111, 112, 334, 338… với số tiền tạm ứng vượt quá số thực chi.
- Nợ TK 133 Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ
- Có 141: số đã tạm ứng
Trên đây là hướng dẫn hạch toán tiền ăn trưa, ăn ca, kế toán ATC hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi đào tạo kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa
Trung tâm học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa