ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH NGHỀ

Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca theo tt 133 và tt 200

Hoc ke toan tai Thanh Hoa
Học kế toán tại Thanh Hóa

ATC có các lớp học kế toán tổng hợp thực hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu phù hợp với nhiều nhóm học viên khác nhau từ chưa  biết gì đến những người cần học nâng cao nghiệp vụ. Học viên được cam kết đào tạo thành nghề mới kết thúc khóa học.

 

Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.

Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!

Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:

 

CÁCH HẠCH TOÁN TIỀN ĂN CA, ĂN TRƯA, ĂN GIỮA CA THEO TT 133 VÀ TT 200

Hoc ke toan tai Thanh Hoa Tiền ăn trưa, ăn giữa ca là khoản phúc lợi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có nhằm hỗ trợ cho nhân viên của mình.

Tiền ăn trưa, ăn giữa ca là khoản phúc lợi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có nhằm hỗ trợ thêm cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, kế toán cần nắm rõ về khoản phúc lợi này để có thể sử dụng hợp lý cho lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động. Trong bài viết dưới đây, Kế toán ATC sẽ chia sẻ chi tiết về cách thức hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca này.

1. Quy định về tiền ăn

Trước khi đi vào cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động thì Kế toán ATC xin được chia sẻ một vài các quy định liên quan đến tiền ăn như sau:

a. Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

– Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ thuế thu nhập cá nhân.

– Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn – mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Như vậy, mếu mức chi cho tiền ăn ca cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

b. Thuế TNDN với chi phí tiền ăn ca, ăn trưa

Công văn Số: 66920/CT-HTr V/v trả lời chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nội đã quy định khá rõ về các khoản chi phí này, cụ thể:

“Theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC, không có khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động.”

Như vậy, các công ty có các khoản chi tiền ăn trưa thì để được tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

2. Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:

a/ Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương (Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương)

Các bạn kế toán cần căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động

* Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
  • Có các TK 111, 112,…

* Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì:

  • Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154
  • TK 641 hạch toán vào TK 6421
  • TK 642 hạch toán vào TK 6422

b/ Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ

Hạch toán chi phí:

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
  • Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
  • Có TK 111/112/331

c/ Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn (mua thực phẩm về tự chế biến)

Với trường hợp này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp…

– Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN – Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn Ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

* Hạch toán chi phí

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
  • Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
  • Có TK 111/112/331

d/ Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng

Trường hợp có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán như sau:

  • Nợ 141
  • Có 111/112: số tiền tạm ứng

Đến cuối tháng tổng hợp hết các chi phí tiền ăn trong tháng rồi tất toán chi phí thì hạch toán:

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
  • Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)

Có TK 111/112/331 (Số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng – Nếu có)

  • Có 141: số đã tạm ứng

Nếu số tiền đã chi tạm ứng cao hơn với số thực chi trong tháng thì hạch toán

  • Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
  • Nợ 111/112/334/338… Số tiền tạm ứng cao hơn với số thực chi
  • Nợ TK 133 (Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ)
  • Có 141: số đã tạm ứng

Trên đây là một vài chia sẻ của Kế toán ATC về nghiệp vụ hạch toan tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho các bạn kế toán.

Với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý tiền ăn ca, ăn trưa vì đơn vị có quá nhiều công nhân, quá nhiều phòng ban hay áp dụng nhiều cách thức phụ cấp tiền ăn khác nhau, dễ gây nhầm lẫn trong nghiệp vụ thì các bạn có thể áp dụng phần mềm kế toán Kế toán ATC cho doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh việc dễ dàng đáp ứng các nghiệp vụ căn bản như xuất – nhập số liệu, quản lý công nợ, quản lý nhân sự, hạch toán tiền ăn ca,… phần mềm còn có rất nhiều tính năng ưu việt như: xuất báo cáo nội bộ, báo cáo tài chính, tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử,…

Hoc ke toan tai Thanh Hoa Tiền ăn trưa, ăn giữa ca là khoản phúc lợi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có nhằm hỗ trợ cho nhân viên của mình.
Cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa, ăn giữa ca theo tt 133 và tt 200

Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG  ATC

Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa

(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

Thử tìm hiểu nha!

 

Các bạn quan tâm đến khóa học kế toán của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:

Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Trung tâm Học kế toán thuế tại Thanh Hóa
Địa chỉ học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

 

Hoc ke toan tai Thanh Hoa Tiền ăn trưa, ăn giữa ca là khoản phúc lợi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có nhằm hỗ trợ cho nhân viên của mình.
Hoc ke toan tai Thanh Hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo