Hoc ke toan thuc te o thanh hoa
Thuế đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ phải nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của nhà nước. Vậy các loại thuế đó bao gồm những loại nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
I.Lệ phí (thuế) môn bài
1. Đối tượng nộp thuế
Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp lệ phí môn bài trừ trường hợp: Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 03 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.
2. Mức thuế phải đóng
Vốn điều lệ/đầu tư | Khoản phí môn bài phải nộp |
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống | 03 triệu đồng/năm |
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng | 02 triệu đồng/năm |
3. Thời hạn nộp thuế
Doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn được miễn lệ phí môn bài thì phải nộp thuế môn bài:
Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng đầu năm, hạn nộp là 30/7 cùng năm.
Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 06 tháng cuối năm, hạn nộp là 30/1 năm đó.
II.Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
1. Mức thuế phải đóng
Để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ hay trực tiếp.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Thường những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này hoạt động ở các ngành mua bán, chế tác trang sức, vàng bạc, đá quý, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm thấp hơn 1 tỷ đồng hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
2. Cách tính thuế
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Biểu thuế suất thuế GTGT phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi kê khai bằng phương pháp này.
STT | Danh mục ngành nghề | Tỷ lệ % tính thuế GTGT |
1 | Phân phối, cung cấp hàng hóa | 1% |
2 | Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | 5% |
3 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 3% |
4 | Hoạt động kinh doanh khác | 2% |
Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ liên quan theo quy định, có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3. Cách tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Thời hạn nộp thuế
Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo tháng: Hạn nộp là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo quý: Hạn nộp là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
III.Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
1. Cách tính thuế
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất.
Thu nhập doanh nghiệp thường có biên độ là 20% tổng thu nhập chung. Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các chi phí được trừ, cộng thêm với các khoản thu chịu thuế khác.
Thuế suất thuế TNDN cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi công ty. Một số loại thuế suất có thể lên tới 32%-50% với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hay 40%-50% với các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên quý hiếm khác…
2. Thời hạn nộp thuế
Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
IV.Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
1. Cách tính thuế
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm:
– Giảm trừ gia cảnh:
Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
2.. Thời hạn nộp thuế
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Trên đây là 4 loại thuế cơ bản, thường phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty có hoạt động sản xuất thông thường. Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động thực tế của công ty còn có thể phát sinh một số loại thuế sau: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ mội trường, lệ phí trước bạ …
Trên đây là bài viết tổng hợp các lại thuế phải nộp của doanh nghiệp. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn ứng dụng thành công!
Nếu bạn có nhu cầu học kế toán, mời bạn tham gia khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam ke toan thue tai Thanh Hoa
Lớp đào tạo kế toán uy tín tại Thanh Hóa
Nơi đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Địa chỉ đào tạo kế toán uy tín ở Thanh Hóa
Dia chi dao tao kế toan uy tin tai Thanh Hoa
Lop hoc ke toan tong hop o Thanh Hoa