trung tâm đào tạo kế toán tại thanh hóa
Các đối tượng người lao động nào được miễn đoàn phí? Kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây nhé!
-
Công đoàn là gì?
Công đoàn là gì
Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành
pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
-
Hệ thống tổ chức công đoàn
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 thì hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm có Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,
tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác
có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
-
Người lao động có bắt buộc tham gia tổ chức công đoàn không?
Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, công đoàn cở sở tại doanh nghiệp được xem là một
trong những tổ chức đại diện người lao động tại cơ cơ sở, được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động.
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động cũng nói rõ, người lao động có quyền thành lập, gia nhập,
hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động.
Cùng với đó, khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động cũng khẳng định lại về việc người lao động có quyền
thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Có thể thấy, việc gia nhập tổ chức công đoàn là quyền của người lao động. Do đó, người lao động không
bắt buộc phải tham gia tổ chức công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Người sử dụng lao động không được phép can thiệp vào việc gia nhập công đoàn của người lao động.
Theo khoản 1 Điều 175 Bộ luạt Lao động năm 2019, người sử dụng lao động bị cấm yêu cầu người
lao động tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được
tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động.
Trường hợp ép buộc người lao động tham gia nhập công đoàn, người sử dụng lao động có thể bị
phạt hành chính từ 15 – 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
-
Người lao động tham gia công đoàn được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020,
khi tham gia công đoàn, đoàn viên sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây:
– Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho mình khi bị xâm phạm.
– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử,
bầu cử lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán
bộ công đoàn sai phạm.
– Được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp khi là đoàn viên ưu tú.
– Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến
công đoàn và người lao động.
– Đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách.
– Được hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn.
– Được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng.
– Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn.
– Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch được tổ chức bởi công đoàn.
– Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế
công đoàn, các đối tác của công đoàn.
– Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí
nhưng không quá 12 tháng.
– Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu nhưng vẫn được công đoàn địa phương nơi cư
trú giúp đỡ khi gặp khó khăn.
-
Người lao động đã là đoàn viên công đoàn được miễn đóng phí công đoàn trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
…
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng
trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập,
nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy theo quy định trên các trường hợp người lao động được miễn đóng phí công đoàn bao gồm:
– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên.
– Đoàn viên công đoàn không có việc làm.
– Đoàn viên công đoàn không có thu nhập.
– Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương.
Trường hợp được miễn đoàn phí công đoàn
-
Người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động
tham gia công đoàn bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành
vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao
gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được
tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng
lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở.
-
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định t
ại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định trên người lao động ép buộc người lao động tham gia công đoàn có thể bị tiền
lên đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân,
trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm mức phạt tiền có thể lên đến 60.000.000 đồng
(căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy theo quy định trên người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tham gia
công đoàn có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với người
sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm có thể bị
phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng (căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trên đây là bài viết thông tin về các trường hợp được miễn đóng đoàn phí, kế toán ATC cảm
ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam dao tao ke toan thuc hanh o Thanh Hoa
Lop hoc ke toan hang dau tai Thanh Hoa