Lớp kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa
Phương pháp bình quân gia quyền
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
+ Hàng mua đang đi trên đường
+ Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
+ Sản phẩm dở dang;
+ Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
+ Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Theo thông thư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho, đó là:
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
Sau đây, Kế Toán ATC sẽ hướng dẫn Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) (giá bình quân cả kỳ dự trữ)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm |
= | (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) ——————————————————————– (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) |
– Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
– Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Ví Dụ 1: Công ty kế toán ATC có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:
Tồn đầu T3/2018 NVL B: 3.000 kg Đơn giá 2.000đ/kg.
Ngày 05/3/2018 nhập NVL B: 9.000kg đơn giá 1.800đ/kg
Bài giải : Đến cuối T3/2018 tính Đơn giá bình quân của 1kg NVL B
Đơn giá bình quân của 1kg NVL B |
= | (3.000 x 2.000 + 9.000 x 1.800) ——————————————— |
= | 1.850đ/kg |
(3.000 + 9.000) |
Lưu ý: Trong doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa (từ 2 mã hàng trở lên) thì phải thực hiện tính giá xuất kho riêng cho từng loại hàng.
Ví dụ 2: Công ty kế toán ATC có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:
Tháng 1/2019:
+ Không có số tồn đầu kỳ của bất kể loại hàng hóa hóa nào.
+ Nhập mua trong kỳ: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc
+ Xuất trong kỳ: 0
=> Tháng 1 không thực hiện bán hàng nên không phải tính giá xuất kho
=> Tồn cuối kỳ của tháng 1/2019 là: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc
Tháng 2/2019:
* Tồn đầu kỳ: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc (tồn đầu kỳ của tháng 2 chính là tồn cuối kỳ của tháng 1)
* Nhập trong kỳ:
+ Ngày 05/02/2019: Nhập mua: Hàng hóa B với số lượng là 5 chiếc, đơn giá là 70.000/chiếc
+ Ngày 10/02/2019: Nhập mua: Hàng hóa A với số lượng là 20 chiếc, đơn giá là 90.000/chiếc
+ Ngày 12/02/2019: Nhập mua: Hàng hóa B với số lượng là 8 chiếc, đơn giá là 60.000/chiếc
* Xuất trong kỳ:
+ Ngày 15/02/2019: Xuất bán 15 chiếc hàng hóa A
+ Ngày 20/02/2019: Xuất bán 3 chiếc hàng hóa B
=> Cuối tháng, yêu cầu tính giá vốn của các mặt hàng đã bán trong tháng 2 theo phương pháp bình quân:
Thực hiện:
* Đối với mặt hàng A:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng A) |
= | Giá trị tồn đầu kỳ | Giá trị hàng nhập mua trong kỳ | |
(10 x 100.000) | + | (20 x 90.000) | ||
—————————————————————————————- | ||||
10 | + | 20 | ||
Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhập mua trong kỳ | |||
= | 93.333 |
=> Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của 1 mặt hàng A là: 93.333
=> Đơn giá vốn của 15 mặt hàng A đã bán trong kỳ là: 93.333 x 15 = 1.400.000
* Đối với mặt hàng B:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng B) |
= | Giá trị tồn đầu kỳ | Giá trị hàng nhập mua trong kỳ | |
0 | + | (5 x 70.000) + (8 x 60.000) | ||
—————————————————————————————- | ||||
0 | + | 5 + 8 | ||
Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhập mua trong kỳ | |||
= | 63.846 |
=> Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của 1 mặt hàng B là: 63.846
=> Đơn giá vốn của 3 mặt hàng B đã bán trong kỳ là: 63.846 X 3 = 191.538
- b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i |
= | (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) ———————————————————————————————– (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ i) |
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
Nếu các bạn kế toán mới ra trường, các bạn sinh viên năm cuối, hay các bạn đang làm kế toán thuộc những phần hành kế toán khác muốn học thêm về kế toán kho, hãy nhanh tay đăng ký cho mình khóa học kế toán tổng hơp có hiệu quả tốt nhất ở Thanh Hóa.
Thông tin của chúng tôi:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Lop ke toan thue o Thanh Hoa
Lớp kế toán thuế ở Thanh Hóa
Dao tao ke toan tai Thanh Hoa