ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH NGHỀ

Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200

lop dao tao ke toan tai thanh hoa

Hàng gia công là gì? Và hạch toán như thế nào? Bài viết sau đây kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc nhé!

  1. Hàng gia công là gì? Nguyên tắc hạch toán hàng gia công

Theo Điều 178 Luật Thương mại 2005, gia công là hoạt động mà bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên thuê gia công để tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên thuê gia công để hưởng thù lao. Như vậy gia công hàng hóa liên quan đến hai đối tượng là bên thuê gia công và bên nhận gia công.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, hàng gia công được hạch toán theo nguyên tắc như sau:

lop dao tao ke toan tai thanh hoa

1.1 Tại bên thuê gia công

Kế toán tại bên thuê gia công cần lưu ý rằng, những hàng hóa, nguyên vật liệu gửi cho bên gia công vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn chưa bán, cho tặng mà chỉ tạm thời mang tài sản của doanh nghiệp sang bên gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, giá trị của hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu này sẽ không được hạch toán vào các khoản phải thu (TK 131, TK 138) hoặc các tài khoản phải trả (TK 331)

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc gia công thì sẽ hạch toán ở TK 154.

1.2 Tại bên nhận gia công

Với bên nhận gia công, các nguyên vật liệu, hàng hóa nhập về để gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không phải tài sản doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hay TK 155 (thành phẩm), TK 156 (hàng hóa).

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì lập Phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) đối với tiền công gia công và tiền Nguyên vật liệu, phụ liệu …

  1. Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 tại bên thuê gia công

Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho, kế toán ghi:

  • Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, NVL mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (Không gồm thuế GTGT)
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
    • Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua.

Nếu xuất kho hàng hóa, NVL đem đi gia công, ghi:

  • Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, NVL đem đi gia công, chế biến lại
    • Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công: Chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền công,…, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
    • Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng

Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng, ghi:

  • Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công, chế biến lại
  • Nợ TK 152: Trị giá NVL nhập kho
  • Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau khi gia công, chế biến lại
  • Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại
    • Có TK 154: Trị giá hàng hoá gia công, chế biến đã hoàn thành.

Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

lop dao tao ke toan tai thanh hoa Hàng gia công là gì? Và hạch toán như thế nào? Bài viết sau đây kế toán ATC xin thông tin đến bạn
lop dao tao ke toan tai thanh hoa
  1. Hạch toán hàng gia công theo thông tư 200 tại bên nhận gia công

Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,…
    • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

3.1 Đối với bên thuê gia công, kế toán hạch toán như sau:

– Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá hàng xuất kho đi gia công, ghi:

  • Nợ TK 154: 100 triệu đồng
    • Có TK 1561: 100 triệu đồng

– Căn cứ vào hóa đơn và chứng từ liên quan, phản ánh chi phí gia công, ghi:

  • Nợ TK 154: 15 triệu đồng
  • Nợ TK 1331: 1,5 triệu đồng
    • Có TK 111: 16,5 triệu đồng.

– Khi gia công xong:

(+) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phản ánh trị giá hàng bán thẳng, ghi:

  • Nợ TK 632: 20 triệu đồng
    • Có TK 154: 20 triệu đồng.

(+) Căn cứ vào phiếu gửi hàng bán, ghi:

  • Nợ TK 157: 50 triệu đồng
    • Có TK 154: 50 triệu đồng.

(+) Căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:

  • Nợ TK 1561: 45 triệu đồng
    • Có TK 154: 45 triệu đồng.

3.2 Đối với bên nhận gia công, kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 111: 16,5 triệu đồng.
    • Có TK 511: 15 triệu đồng
    • Có TK 3331:  1,5 triệu đồng

Trên đây  là bài viết hướng dẫn cách hạch toán hàng gia công, chúc các bạn thành công!

lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa Hàng gia công là gì? Và hạch toán như thế nào? Bài viết sau đây kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc
lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

lop dao tao ke toan o thanh hoa

Nơi đào tạo kế toán thực hành tốt nhất ở Thanh Hóa

Noi dao tao ke toan thuc hanh tot nhat tai Thanh Hoa

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo