lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa
Bạn nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào? Thời hạn nộp là bao lâu? Kế toáN ATC
xin thông tin đến bạn trong bài viết sau nhé!
1.Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính; tình hình kinh doanh;
và các luồng tiền của một doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp,
cơ quan Nhà nước; và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
+ Tài sản;
+ Nợ phải trả;
+ Vốn chủ sở hữu;
+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
+ Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết
minh Báo cáo tài chính”. Nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài
chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
lập và trình bày Báo cáo tài chính.
2.Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính tuỳ của doanh nghiệp nhà nước khác với doanh nghiệp tư nhân.
2.1.Đối với doanh nghiệp nhà nước
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày. Kể từ ngày kết thúc kỳ
kế toán quý. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý
cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
– Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty
mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2.2.Đối với các loại doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính
năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời
hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Nếu các doanh nghiệp nộp chậm báo cáo tài chính so với thời hạn quy định, có thể sẽ bị xử phạt.
3.Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào?
Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
– Doanh nghiệp Nhà nước kỳ lập báo cáo là Quý, năm và phải nộp cho những cơ quan sau:
+ Cơ quan tài chính.
+ Cơ quan thuế.
+ Cơ quan thống kê.
+ Doanh nghiệp cấp trên.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kỳ lập báo cáo là năm và phải nộp cho những cơ quan sau:
+ Cơ quan tài chính.
+ Cơ quan thuế.
+ Cơ quan thống kê.
+ Doanh nghiệp cấp trên.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải
nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
Các loại doanh nghiệp khác
+ Cơ quan thuế.
+ Cơ quan thống kê.
+ Doanh nghiệp cấp trên.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Ngoài các cơ quan trên, doanh nghiệp cũng sẽ nộp báo cáo tài chính cho những đơn vị sau:
– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước:
+ Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải lập
và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ
Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
+ Các loại doanh nghiệp Nhà nước phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (
Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm). Như: Ngân hàng thương mại;
Công ty xổ số kiến thiết; Tổ chức tín dụng; Doanh nghiệp bảo hiểm; Công ty kinh doanh chứng khoán.
+ Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính
cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
– Các doanh nghiệp:
Phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương.
Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
– Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên:
Phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
– Đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính:
Phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài
chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
– Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ:
Doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công,
phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các
văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
– Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao
Còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp,
khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
Trên đây là bài viết hướng dẫn nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước, chúc các bạn làm tốt nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán thực tế tại thanh hóa
Hoc ke toan thuc te o thanh hoa